Máy lạnh đang dần trở thành một thiết bị cần thiết với đại đa số gia đình, giúp mang lại bầu không khí trong lành và mát mẻ. Tuy nhiên không ít ý kiến cho rằng sử dụng máy lạnh chỉ gây hao điện và còn ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Có thật sự như vậy không? Điện Lạnh Sapa xin lưu ý với người dùng một số thói quen sử dụng máy lạnh sai cách khiến máy lạnh hao điện và gây hại cho sức khỏe qua bài viết sau đây.
1. Chọn nhiệt độ máy lạnh không phù hợp
Không phải tránh được cái nóng của mùa hè bằng điều hòa, máy lạnh là bạn đã đảm bảo được sức khỏe cho gia đình. Có một điều chắc chắn là ai cũng chủ quan khi dùng điều hòa mà không nghĩ tới việc nếu ở môi trường này quá lâu thì sẽ không tốt cho sức khỏe.
Bình thường, nhiệt độ cơ thể dao động trong khoảng từ 36,5oC – 37oC, trong khi nhiệt độ ngoài trời vào mùa hè có thể cao tới 40oC – 41oC và nhiệt độ phòng điều hòa thường duy trì thấp dưới 26oC, thậm chí có người đặt thấp đến 16oC – 18oC. Sự chênh lệch nhiệt độ của cơ thể, nhiệt độ môi trường và nhiệt độ phòng ở mức lớn và đột ngột tới 8oC – 9oC sẽ làm cho cơ thể không thích nghi kịp. Nếu quá trình này diễn ra liên tục, thường xuyên thì sẽ gây ra những tác dụng không tốt đối với sức khỏe.
2. Nhiệt độ phòng lạnh không chênh lệch quá 10oC
Trong mùa nóng, nhiệt độ máy lạnh khoảng 26oC là tối ưu nhất, đảm bảo cho người sử dụng tránh được các bệnh như: đau đầu, viêm họng, ngạt mũi. Nhiệt độ chênh nhiệt độ trong nhà và ngoài trời khoảng 8 đến 10oC là phù hợp với cơ thể con người.
Ngoài ra, khi mới ở ngoài trời nắng bạn không bước vào phòng máy lạnh ngay hoặc bước từ khu vực có máy lạnh ra ngoài trời nắng nóng. Thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ ảnh hưởng rất xấu tới cơ thể của bạn.
3. Không để nhiệt độ quá lạnh vào ban đêm
Trong khi ngủ bạn sẽ không cần nhiệt độ phải lạnh như lúc bạn thức. Bởi vậy, hãy điều chỉnh máy lạnh ở nhiệt độ vừa phải tầm từ 25 – 29 độ khoảng 1 – 2 tiếng trước khi đi ngủ, nhờ đó máy lạnh sẽ phải hoạt động ít hơn và tốn ít điện năng hơn.
Bên cạnh đó, việc này còn giúp cho bạn và gia đình tránh bị cảm lạnh, nhất là nhà có trẻ nhỏ.
4. Thói quen tắt máy lạnh ngay khi phòng đủ mát
Nhiều người dùng có thói quen tắt điều hoà ngay khi cảm thấy nhiệt độ phòng vừa đủ mát, sau đó mở lại thiết bị khi không khí bắt đầu nóng lên. Cách bật/tắt như vậy được nhận định sẽ giảm tải cho máy lạnh, giúp tiết kiệm điện hơn. Tuy nhiên, thói quen này cho ra tác dụng ngược lại.
Khi khởi động, toàn bộ hệ thống máy lạnh làm việc để giảm nhiệt độ phòng. Đến độ lạnh như yêu cầu, dàn nóng của máy lạnh sẽ tự động dừng, chỉ còn quạt gió và động cơ đảo gió của dàn lạnh tiếp tục vận hành. Các loại máy lạnh thông dụng hiện nay đều được trang bị tính năng ngắt tự động này.
Vì vậy, nếu chủ động bật/tắt máy lạnh thường xuyên sẽ khiến dàn nóng phải làm việc nhiều hơn, tiêu tốn nhiều điện năng gấp 3 lần mức năng lượng cần để duy trì độ lạnh.
5. Đóng kín cửa khi sử dụng máy lạnh
Nếu khi sử dụng máy lạnh mà bạn để cửa mở thì khí lạnh sẽ bị thoát ra ngoài, nhiệt độ bên ngoài sẽ tác động đến nhiệt độ trong phòng, do đó máy lạnh sẽ phải hoạt động nhiều hơn và tốn rất nhiều điện.
Do đó, hãy đảm bảo rằng cửa phòng được đóng kín khi bật máy lạnh, giúp tăng tuổi thọ cho máy và tiết kiệm chi phí tiền điện hàng tháng cho gia đình bạn. Bên cạnh việc đóng kín cửa, bạn có thể sử dụng các tấm vải để làm kín các khe hở bên dưới cửa để chắc chắn rằng hơi lạnh không bị thất thoát quá nhiều.
6. Chọn sai các chế độ (Mode) làm lạnh
Bên cạnh chế độ Tự động (Auto), máy lạnh hiện nay được trang bị các chế độ đặc thù như làm mát (Cool), làm khô (Dry), chế độ quạt (Fan)… Sử dụng sai các chế độ có thể khiến máy lạnh làm việc không đúng mục đích, gây lãng phí điện năng.
Chế độ Cool nên sử dụng khi cần làm lạnh nhanh và giữ nhiệt độ phòng ổn định như mức đã lựa chọn. Với chế độ Fan, máy nén làm lạnh sẽ tắt nhưng quạt vẫn chạy liên tục. Người dùng nên chọn chế độ này khi cần lưu thông không khí trong phòng nhưng không cần làm lạnh.
Ở chế độ Dry, hệ thống làm lạnh sẽ thổi ra luồng khí khô hơn, được dùng để làm giảm độ ẩm trong những ngày mưa gió, khi độ ẩm bên ngoài cao. Thời gian sử dụng chế độ hút ẩm này nên gói gọn từ 1-2h, nếu sử dụng lâu có thể gây nứt da, khô da, khô giác mạc…
7. Không vệ sinh, bảo trì máy lạnh thường xuyên
Trong quá trình hoạt động, các loại bụi thường đóng ở bộ lọc không khí và các hệ thống quạt gió. Bụi bẩn tích tụ lâu ngày sẽ khiến máy làm lạnh lâu hơn, tốn nhiều điện và giảm tuổi thọ của thiết bị.
Bên cạnh tăng tiêu thụ điện, thói quen không vệ sinh, bảo trì máy lạnh thường xuyên có thể là nguy cơ gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp cho người sử dụng như ho, viêm họng, viêm mũi..
Các nhà sản xuất gợi ý thời gian vệ sinh định kỳ cho máy lạnh hộ gia đình là khoảng 3-4 tháng, 1-2 tháng đối với nơi có nhiều người qua lại và hàng tháng đối với các xí nghiệp, công xưởng.
Qua những chia sẻ trên hy vọng mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về cách sử dụng máy lạnh cũng như minh oan cho chiếc máy lạnh gây hao điện, hại sức khỏe. Để máy lạnh hoạt động tốt hiệu quả thì cách sử dụng, bảo quản hợp lý là vô cùng quan trọng. Dienlanhsapa.com chuyên lắp đặt, vệ sinh, sửa chữa máy lạnh uy tín chuyên nghiệp tại TP.HCM.