Máy lạnh âm trần phù hợp với không gian làm lạnh lớn, kết hợp thiết kế hiện đại, tinh tế nên được nhiều khách hàng ưu tiên sử dụng. Thế nhưng việc vệ sinh máy lạnh âm trần lại là vấn đề lo lắng của nhiều khách hàng khi mà chúng có cấu tạo khác với các loại điều hòa thông thường. Tuy nhiên đừng quá lo lắng, hãy cùng các chuyên gia của Điện lạnh SAPA tìm hiểu về quy trình vệ sinh máy lạnh âm trần một cách chi tiết và an toàn qua bài viết dưới đây nhé!
Tại sao phải vệ sinh máy lạnh âm trần?
Phần lớn các gia đình đều chỉ gọi đội ngũ sửa chữa khi thiết bị gặp trục trặc, hư hỏng trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, trong thực tế, máy lạnh cần được vệ sinh thường xuyên, định kỳ để tránh những chi phí sửa chữa không cần thiết, đặc biệt nghiêm trong hơn, nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe các thành viên trong gia đình.
Bộ lọc bám đầy bụi bẩn gây hại cho sức khỏe
Màng lọc máy lạnh là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng trong điều hòa, giúp thanh lọc không khí, bắt giữ các vi khuẩn, bụi bẩn, phấn hoa, mang đến bầu không khí trong lành, sạch khuẩn cho không gian.
Khi màng lọc bị dơ, khả khả năng lọc không khí của máy lạnh sẽ bị suy yếu đi rất nhiều. Và đây chính là cơ hội hình thành vi khuẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe đường hô hấp của các thành viên, đặc biệt đối với gia đình có người lớn tuổi và trẻ nhỏ.
Máy hoạt động kém, khả năng làm lạnh suy yếu
Nếu máy lạnh bị bụi bẩn bám vào quá nhiều và không được vệ sinh định kỳ thì khả năng làm lạnh sẽ ngày càng giảm xuống gây hao phí điện năng hơn mức bình thường nhiều lần.
Vậy nên việc vệ sinh máy lạnh thường xuyên giúp bạn tiết kiệm chi phí đáng kể, giảm thiểu nguy cơ hư hỏng và hạn chế những chi phí phát sinh ngoài ý muốn.
Máy nhanh chóng xuống cấp, giảm tuổi thọ
Bụi bẩn bám nhiều sẽ làm điều hòa phải hoạt động hết công suất để làm lạnh không gian. Khi tình trạng này kéo dài, máy lạnh của bạn dù đắt tiền hay tốt đến mấy cũng nhanh chóng bị giảm tuổi thọ và hư hỏng.
Trong đó dàn nóng là bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất. Bởi đây là bộ phận tản nhiệt cho máy lạnh, bụi bẩn sẽ làm dàn nóng không tản nhiệt tốt và bị quá tải, khiến máy lạnh tự động tắt nguồn. Và khi tình trạng này kéo dài, cũng sẽ dẫn đến sự hư hỏng của dàn lạnh.
Hướng dẫn quy trình chi tiết vệ sinh máy lạnh âm trần
Trước khi tiến hành vệ sinh máy lạnh âm trần, bạn cần chuẩn bị thang xếp, máy bơm nước, máy sấy, khăn lau, túi vệ sinh máy lạnh (hoặc bạt hứng nước), chổi chuyên dùng để vệ sinh thiết bị điện máy, dụng cụ tháo lắp và một số vật dụng cần thiết dùng để đo kiểm.
Vệ sinh dàn lạnh máy lạnh âm trần
- Di chuyển, che đậy đồ đạc phía dưới máy lạnh. Tháo tấm lọc lưới và mặt nạ để vệ sinh sạch sẽ. Ghi nhớ các bộ phận và cất giữ các ốc vít cẩn thận khi tháo ra.
- Tháo và kiểm tra các bo mạch bên trong xem có bị ẩm ướt hay không. Dùng chổi nhỏ vệ sinh bo mạch sau đó dùng máy sấy để sấy và thổi sạch bụi.
- Treo bạt vào các đầu góc của dành lạnh đảm bảo nước xịt không bị rơi ra ngoài. Tiến hành xịt rửa giàn lạnh, lưới lọc và các bộ phận bên trong…. Lau khô và sấy các bộ phận sau khi xịt rửa xong.
- Tháo bạt che dàn lạnh, lau khô quạt dàn lạnh, bơm nước ngưng,…
- Lắp đặt lại theo trình tự: lắp máng nước ngưng, đấu nối lại dây điện, giắc cắm bo mạch, lắp lại mặt nạ, lưới lọc.
- Vệ sinh khu vực bên dưới sàn nhà, sắp xếp các đồ vật trở về vị trí cũ.
Vệ sinh dàn nóng máy lạnh âm trần
- Tháo bo mạch, khởi động từ ở dàn nóng ra làm vệ sinh và sấy.
- Tháo vỏ máy ra làm vệ sinh bên ngoài.
- Tiến hành vệ sinh dàn nóng máy lạnh bằng cách xịt thẳng tia nước có áp lực cao vào bề mặt dàn từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong cho đến khi hết bụi bẩn thì thôi.
- Xịt rửa quạt dàn nóng, kiểm tra bạc đạn quạt dàn nóng.
- Kiểm tra các mối nối dây điện cấp vào Block.
- Kiểm tra các rơ le áp suất cao, thấp,
- Kiểm tra hoạt động bình thường bộ chống mất pha.
- Lắp lại kết thúc công việc của dàn nóng.
Những lưu ý cần biết để vệ sinh máy giặt âm trần tại nhà an toàn, đúng cách.
- Đảm bảo ngắt nguồn điện trước khi vệ sinh máy lạnh âm trần
- Dùng nước sạch trong quá trình vệ sinh máy lạnh
- Đảm bảo tất cả các bộ phận, thiết bị của máy khô ráo trước khi tiến hành lắp lại và chạy thử máy
- Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh bất kỳ vấn đề nào cần liên hệ chuyên viên kỹ thuật để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
- Chỉ nên tự vệ sinh máy lạnh âm trần tại nhà khi đã nắm rõ các bước và quy trình thực hiện. Nếu không, hãy tìm đến đến đơn vị vệ sinh chuyên nghiệp.
Nắm rõ quy trình trên thì bạn đã có thể tự vệ sinh máy giặt âm trần ngay tại nhà rồi đấy! Chúng tôi hy vọng những chia sẻ trên hữu ích đối với bạn. Nếu các bạn không tự tin có thể liên hệ Dienlanhsapa.com chuyên lắp đặt, vệ sinh, sửa chữa máy lạnh, máy giặt, tủ lạnh,…tại khu vực TP Hồ Chí Minh.