Máy lạnh nhà bạn sử dụng đã lâu, bạn muốn làm vệ sinh cho thiết bị hoặc muốn tháo dỡ di dời vị trí máy nhưng không biết thao tác như thế nào để không gây ra những hư hỏng. Điện Lạnh Sapa sẽ chia sẻ với quý khách hàng cách tháo máy lạnh cũ và cách vệ sinh máy lạnh tại nhà vô cùng đơn giản, dễ thực hiện.
1. Cách tháo máy lạnh nhanh chuẩn đúng kỹ thuật
Bạn muốn tháo máy lạnh cũ để thay đổi vị trí mới cần thực hiện theo các bước sau đây, tuyệt đối không thay đổi trình tự các bước để đảm bảo an toàn kỹ thuật.
Để có thể tháo dỡ điều hòa an toàn, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ sau:
+ Kìm nhọn : chiếc kìm nhọn sẽ giúp bạn dễ dàng trong việc cắt dây điện, bảo ôn hay ống đồng nhằm tách mặt lạnh và cục nóng. Kìm nhọn giúp bạn cắt dây điện, ống đồng dễ dàng.
+ Cờ lê, tua vít: hai thiết bị này chủ yếu giúp bạn tháo cục nóng khỏi vị trí đã lắp đặt trước đó. Và một bộ khóa gas chuyên dụng.
+ Các dụng cụ cần thiết khác như thang, bút thử điện, băng keo,…
Bước 1: Đầu tiên dùng điều khiển máy lạnh bật cho máy chạy tầm 10 phút để máy tuần hoàn gas.
Bước 2: Dùng mỏ lết tháo hai đầu chụp ở 2 đầu của 2 van ở dàn nóng máy lạnh sau đó dùng lục năng khóa đầu nhỏ lại trước cho máy chạy khoảng 30s- 1 phút bạn dùng lục năng khóa lốt van ở đầu ống to lại, rồi tắt máy. Như vậy là chúng ta đã khóa gas cho máy lạnh thành công.
Bước 3: Tắt nguồn của máy lạnh để đảm bảo an toàn rồi tháo đường dây điện kết nối giữa cục lạnh và cục nóng. Dùng mỏ lết tháo đầu rắc co bắt từ ống đồng về cục nóng.
Bước 4: Chúng ta cần 2 người 1 người bên trong mặt lạnh nhấc mặt lạnh ra khoi giá đỡ mặt lạnh rồi kết hợp với người bên ngoài đưa ống qua lỗ xiên tương rồi đưa hết ống đồng vào trong. Như vậy là chúng ta đã tháo được mặt lạnh xuống rồi dùng tô vít tháo giá đỡ mặt lạnh ra.
Bước 5: Dùng tua vít tháo các ốc bắt chân cục nóng ra rồi nhấc cục nóng ra khỏi giá đỡ rồi tiếp tục tháo giá đỡ cục nóng là xong.
Bước 6: Tháo ống đồng, dây điện, ke dàn nóng, bas lưng treo dàn lạnh.
Lưu ý: Ống đồng nên được cuốn theo vòng tròn lớn để tránh bị gập gãy. Nếu ống đồng ngắn, Bạn có thể để nguyên và di chuyển.
Sau khi hoàn thành công việc tháo điều hòa nên kiểm tra các phụ kiện đi kèm. Để không bị thất lạc ốc vít đi kèm với máy điều hòa, dùng băng dính cố định vào máy lạnh.
=>Cách lắp đặt máy lạnh đúng kỹ thuật
2. Cách vệ sinh máy lạnh tại nhà đơn giản
Vệ sinh máy lạnh đúng cách bao gồm việc vệ sinh các bộ phận của máy lạnh như vệ sinh lưới lọc, vệ sinh cục nóng, cục lạnh,…
Đầu tiên, bạn cần tắt máy lạnh và ngắt hết nguồn điện xung quanh để đảm bảo an toàn. Sau khi tắt máy, phải đợi hơn 2 phút sau mới được tiến hành mở máy và vệ sinh máy lạnh. Trước khi thực hiện hãy nhớ trang bị cho mình đồ bảo hộ, khẩu trang, bao tay,…vì việc vệ sinh cho thiết bị có khá nhiều bụi bẩn, vi khuẩn.
+ Vệ sinh dàn lạnh: Khi tiến hành vệ sinh dàn lạnh, bạn hãy dùng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn,… ở các kẽ hở bên trong dàn lạnh, đồng thời đảm bảo rằng xung quanh cửa thoát khí không có cặn bẩn hoặc vật cản nào. Và nên nhớ kiểm tra cả ống thoát nước dư.
+ Vệ sinh cánh quạt: Trong máy lạnh các cánh quạt rất dễ bám bẩn. Trước khi làm sạch cánh quạt, bạn nên cố định nó rồi lau khô trước, sau đó sử dụng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng để xóa sạch bụi bẩn và vi khuẩn bám trên cánh quạt.
+ Vệ sinh dàn nóng: Tháo nắp dàn nóng, dùng máy bơm áp lực nhỏ xịt nước theo dạng tia vào các khe của dàn tản nhiệt nhằm tẩy sạch lớp bụi bẩn, côn trùng bám,… Đồng thời, hãy chú ý quan sát xem dàn nóng có được che chắn cẩn thận không, dây tiếp đất còn nguyên vẹn không,…
+ Vệ sinh lưới lọc khí cùng vỏ máy: Tiến hành tháo bộ lọc khí rồi rửa qua bằng nước ấm khoảng 30 độ C. Sau đấy để cho ráo nước hoặc dùng khăn lau sạch. Đồng thời hãy dùng khăn có nhiệt độ vừa phải lau qua vỏ máy để giữ vệ sinh sạch sẽ.
Song song với việc vệ sinh các bộ phận bạn có thể đồng thời kiểm tra lại máy lạnh xem các chi tiết khác có cần bảo dưỡng gì thêm không. Nếu có nên điều chỉnh trước khi tiến hành lắp máy lại để tiết kiệm thời gian và công sức.
+ Kiểm tra lượng gas: Kiểm tra lượng gas hiện tại trong máy lạnh để xem lượng gas còn lại là bao nhiêu, nếu ít thì cần nạp thêm để giúp máy làm lạnh được tốt hơn. Đồng thời hãy kiểm tra đường ống dẫn gas, nhất là tại các mối nối để tránh tình trạng máy bị rò rỉ gas.
+ Kiểm tra hoạt động: Mở vỏ máy và tiến hành kiểm tra các thiết bị, linh kiện bên trong có sai sót gì hay không, kiểm tra mô-tơ điện, máy bơm áp lực,… có dấu hiệu bị hỏng gì không. Nếu có, các bạn nên gọi nhân viên đến thay mới.
Bước cuối cùng, sau khi tháo dỡ máy lạnh và lắp đặt lại, bạn nên kiểm tra lại nguồn điện, dây điện và ổ cắm điện xung quanh xem có lỏng lẻo hoặc bị hở không. Tiếp theo đó bật máy và kiểm tra xem máy chạy ổn định không. Nếu có vấn đề cần khắc phục ngay tránh để lâu ngày làm thiết bị hư hỏng nghiêm trọng hơn.
Việc tháo lắp vệ sinh máy lạnh đòi hỏi khá nhiều thời gian và cần có kinh nghiệm chuyên môn, nếu bạn chưa có những trang bị cần thiết thì không nên tự thực hiện để tránh nguy hiểm cho bản thân và gia đình. Hãy liên hệ ngay cho dịch vụ lắp đặt, vệ sinh, sửa chữa máy lạnh của dienlanhsapa.com, chúng tôi sẽ nhanh chóng có mặt giúp bạn khắc phục tất cả mọi sự cố của điều hòa, máy lạnh,