Đã có bao giờ bạn cầm hóa đơn tiền điện mà cảm thấy giật mình chưa? Một trong những thiết bị ngốn điện nhiều nhất trong gia đình đó chính là máy lạnh. Nếu bạn đang thắc mắc không biết máy lạnh của mình tiêu tốn bao nhiêu tiền điện thì trong bài viết này, điện lạnh Sapa sẽ hướng dẫn cho bạn cách tính tiền điện máy lạnh chi tiết và chính xác nhất.
Những yếu tố làm ảnh hưởng đến tiền điện của máy lạnh
– Lựa chọn điều hòa thông thường sẽ tốn tiền điện hơn điều hòa Inverter.
– Giá tiền 1 ký điện khác nhau làm ảnh hưởng đến tiền điện của điều hòa, chẳng hạn như giá điện tại nhà trọ sẽ có giá dao động từ 3.500 đến 4.000/1 ký điện. Còn đối với nhà dân thì giá tiền điện 1 ký sẽ rẻ hơn.
– Do cách chọn công suất điều hòa không phù hợp với diện tích phòng, ví dụ như khi bạn chọn máy lạnh có công suất nhỏ dùng cho căn phòng lớn thì máy sẽ hoạt động tốn điện năng hơn.
– Do nhu cầu sử dụng máy lạnh của mỗi người khác nhau, như: Có thói quen mở remote điều hòa với nhiệt độ thấp 16 độ, không vệ sinh máy lạnh định kỳ, mở máy lạnh suốt ngày,…
Hướng dẫn cách tính tiền điện máy lạnh theo thời gian sử dụng
Hiện nay, khi chọn mua máy lạnh chúng ta có thể thấy có khá nhiều mức công suất khác nhau, chẳng hạn như: 2400BTU, 18000BTU, 12000BTU, 9000BTU (BTU là đơn vị năng lượng được dùng ở Hoa Kỳ).
Với mỗi máy lạnh có công suất và thời gian sử dụng khác nhau sẽ cho kết quả tiền điện khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tính tiền điện mà máy lạnh tiêu thụ trong 1 giờ, 1 tháng với mỗi ngày dùng 8 tiếng ( từ 22h đêm đến 6h sáng hôm sau) và mức điện tính theo giá bán lẻ hiện tại là 2.536 đồng/kWh. Để tính tiền điện máy lạnh, bạn áp dụng công thức tính sau:
Tiền điện máy lạnh = Công suất tiêu thụ (P) x Giá điện trên mỗi kWh x Thời gian dùng máy lạnh 1 ngày x Thời gian tính tiền điện
Xài máy lạnh tốn bao nhiêu tiền điện một tháng?
Để tính toán tiền điện máy lạnh chính xác nhất, chúng ta cần phải nắm được cách đổi của một số đơn vị như sau:
– 1HP = 9000BTU (1 mã lực)
– 1000BTU = 0,293 kW
– 1KW = 3412,14 BTU/h
– 1W= 3,41214 BTU/h
Cách tính tiền điện cho máy lạnh khá đơn giản
Đối với máy lạnh 9000BTU
Công suất làm lạnh của máy lạnh 9000BTU là: 9000/3412,14 = 2,64 kW
Nhưng tuy nhiên, công suất tiêu thụ của máy lạnh 9000BTU được tính theo đơn vị của 1 mã lực đó là 1HP. Theo đó, 1HP được quy định là 0,7456 kW.
Công suất tiêu thụ trên chỉ mới tính ở đầu nén, chưa tính ở quạt gió ở dàn lạnh. Chính vì vậy, công suất tiêu thụ thực tế của máy lạnh 9000BTU sẽ phải cộng thêm 0,2 kW ở dàn lạnh nữa. Do vậy, tổng công suất tiêu thụ của máy lạnh là:
P = 0,2 + 0,7456 = 0,9456 kW
Như vậy, tiền điện trung bình 1 tháng của máy lạnh 9000BTU là:
Tiền điện = 30 x 0,9456 x 8 x 2,536 = 575,53 VNĐ
Đối với máy lạnh 12000BTU
Công suất làm lạnh của máy lạnh 12000BTU là: 12000/3412,14 = 3,51 kW
Công suất tiêu thụ trung bình của máy lạnh 12000BTU là: 1,5HP = 1,5 x 0,7456 = 1,1184 KW
Tổng công suất tiêu thụ khi cộng thêm 0,2 kW ở quạt gió dàn lạnh là:
P = 0,2 + 1,1184 = 0,3184 kW
Như vậy, tiền điện trung bình 1 tháng của máy lạnh 12000BTU là:
Tiền điện = 30 x 0,2184 x 8 x 2,536 = 802,430 VNĐ
Đối với máy lạnh 18000BTU
Công suất làm lạnh của máy lạnh 18000BTU là: 18000/3412,14 = 5,27 kW
Công suất tiêu thụ trung bình của máy lạnh 18000BTU là: 2HP = 2 x 0,7456 = 1,4912 kW
Tổng công suất tiêu thụ khi cộng thêm 0,2 kW ở quạt gió dàn lạnh là:
P = 0,2 + 1,4912 = 1,6912 kW
Như vậy, tiền điện trung bình 1 tháng của máy lạnh 18000BTU là:
Tiền điện = 30 x 1,612 x 8 x 2,536 = 1029,331 VNĐ
Đối với máy lạnh 24000BTU
Công suất làm lạnh của máy lạnh 24000BTU là: 24000/3412,14 = 7,033 kW
Công suất tiêu thụ trung bình của máy lạnh 24000BTU là: 3,5HP = 3,5 x 0,7456 = 2,6096 kW
Tổng công suất tiêu thụ khi cộng thêm 0,2 kW ở quạt gió dàn lạnh là:
P = 0,2 + 2,6096 = 2,8096 kW
Như vậy, tiền điện trung bình 1 tháng của máy lạnh 24000BTU là:
Tiền điện = 30 x 2,8096 x 8 x 2,536 = 1710,035 VNĐ
Xài máy lạnh tốn bao nhiêu tiền điện 1 giờ
Sau khi đã tính tiền điện máy lạnh dùng trong 1 tháng thì chúng ta sẽ dễ dàng tính được tiền điện mà máy lạnh dùng trong 1 giờ, cụ thể như sau:
Đối với máy lạnh 9000BTU
Tiền điện trung bình 1 giờ của máy lạnh 9000BTU là:
Tiền điện = 0,9456 x 1 x 2,536 = 2,398 đồng/h
Đối với máy lạnh 12000BTU
Tiền điện trung bình 1 giờ của máy lạnh 12000BTU là:
Tiền điện = 0,3184 x 1 x 2,536 = 0,808 đồng/h
Đối với máy lạnh 18000BTU
Tiền điện trung bình 1 giờ của máy lạnh 18000BTU là:
Tiền điện = 1,4912 x 1 x 2,536 = 3,781 đồng/h
Đối với máy lạnh 24000BTU
Tiền điện trung bình 1 giờ của máy lạnh 18000BTU là:
Tiền điện = 2,8096 x 1 x 2,536 = 7,125 đồng/h
Cách tính tiền điện khi sử dụng máy lạnh trong 1 giờ
Chú ý: Trên đây là kết quả tính toán mang tính chất tham khảo. Bởi vì, tiền điện máy lạnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chúng tôi đã đề cập ở trên.
Nếu máy lạnh của bạn tốn quá nhiều điện so với thực tế bạn nên kiểm tra vệ sinh máy lạnh của mình Bảng giá vệ sinh máy lạnh siêu rẻ
Khi sử dụng máy lạnh Inverter tốn bao nhiêu điện?
Đây có lẽ là vấn đề khiến nhiều người thắc mắc khi sử dụng máy lạnh Inverter. Tuy nhiên, trên thực tế, việc sử dụng điều hòa Inverter tốn bao nhiêu điện còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Thời gian sử dụng, công suất của máy, cách sử dụng của người dùng,…
Nhưng đối với dòng máy lạnh Inverter nếu sử dụng đúng cách và việc lắp đặt chuẩn kỹ thuật thì sẽ giúp điện năng tiêu thụ giảm hơn khoảng 30 đến 40% so với các dòng máy lạnh thông thường khác.
Máy lạnh Inverter có khả nặng tiết kiệm điện cao hơn máy lạnh thông thường
Lý do là bởi vì máy lạnh Inverter được trang bị công nghệ biến tần. Nguyên lý hoạt động của công nghệ này đó chính là dùng bo mạch vi xử lý thông minh điều khiển tốc độ quay nhanh chậm của máy nén để điều khiển mức nhiệt độ bên trong phòng.
Do đó, điều hòa Inverter có khả năng tiết kiệm vượt trội so với điều hòa thông thường khi trang bị công nghệ rơle cảm biến nhiệt. Chính vì vậy, hiện nay, có rất nhiều hộ gia đình ưu tiên lựa chọn các dòng máy lạnh Inverter thay vì các dòng máy thông thường trước đây.
Cách tính tiền điện theo kWh của máy lạnh
Trên thực tế, tiền điện cao hay thấp chủ yếu phụ thuộc máy lạnh bao nhiêu w. Theo Quyết định 648/QĐ BCT, mức giá bán lẻ điện sinh hoạt và giá bán lẻ điện bình quân được tính theo 6 bậc như sau:
– Bậc 6 (401 kwh trở lên): 2.927 đồng/kWh
– Bậc 5 (từ 301 đến 400 kwh): 2.834 đồng/kWh
– Bậc 4 (từ 201 đến 300 kwh): 2.536 đồng/kWh
– Bậc 3 (từ 101 đến 200 kwh): 2.014 đồng/kWh
– Bậc 2 (từ 51 đến 100 kwh): 1.734 đồng/kWh
– Bậc 1 (từ 0 đến 50 kwh): 1.678 đồng/kWh
Có thể thấy, khi số điện tiêu thụ càng lớn thì tiền điện cần đóng càng lớn. Và để có thể tính tiền điện của máy lạnh, bạn áp dụng công thức tính sau:
Tiền điện bậc X = Giá điện bán lẻ theo quy định x Số điện áp dụng giá bậc X
Ví dụ cụ thể: Trong tháng này, bạn sử dụng máy lạnh hết 100 số điện thì 50 số điện đầu sẽ được tính với giá là 1.678 đồng/số và 50 số điện còn lại sẽ được tính với mức giá 1.734 đồng/số.
Tiền điện bậc 1 bao gồm 50 số điện = 1.678 x 50 = 83.800 VNĐ
Tiền điện bậc 2 bao gồm 50 số điện = 1.734 x 50 = 86.700 VNĐ
=> Tổng tiền điện = (Tiền điện bậc 1 + Tiền điện bậc 2)= ( 83.800 + 86.700) = 170.500 VNĐ
Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đã có thể hiểu rõ hơn về cách tính tiền điện máy lạnh, điều hòa. Nếu còn thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp đầy đủ nhất.
Điện lạnh Sapa- Trung tâm điện lạnh uy tín, chất lượng hàng đầu
>> Dịch vụ sửa máy lạnh uy tín tại nhà giá rẻ
Thông tin liên hệ
Vui lòng liên hệ tư vấn và chăm sóc khách hàng ĐIỆN LẠNH SAPA:
Hotline: 08.9999.4448
Website: Dienlanhsapa.com