Máy giặt là một thiết bị hữu dụng giúp giặt sạch quần áo, chăn màn,… cho gia đình bạn mỗi ngày, tuy nhiên máy giặt lại không thể tự làm sạch cho mình mà bạn cần lưu ý vệ sinh thường xuyên để thiết bị hoạt động hiệu quả và bền đẹp hơn. Bộ lọc cặn bên trong máy giặt là một bộ phận khá quan trọng sau một thời gian sử dụng thường bị bám bẩn, cần được vệ sinh sạch sẽ. Điện Lạnh Sapa xin chia sẻ đến bạn cách vệ sinh bộ lọc cặn máy giặt tránh tắt nghẽn nước đơn giản tại nhà chỉ với vài thao tác.
1. Thiết kế bộ lọc cặn máy giặt
Thông thường, máy giặt sẽ được thiết kế một bộ lọc để thu gom các sợi lông tơ, sơ vải trong quá trình giặt giũ. Nếu tích tụ lâu ngày, bộ lọc sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng giặt và tuổi thọ của máy. Với một số máy giặt cửa trên, bộ lọc cặn dạng túi lưới sẽ nằm trực tiếp bên trong lồng giặt, lâu lâu mở ra sẽ thấy một lượng lớn chất bận tích tụ, rất tiện để vệ sinh.
Nhưng với các máy giặt cửa trước, bộ lọc cặn thường nằm ở góc dưới bên phải thân máy. Trong trường hợp không xác định được vị trí bộ lọc cặn, bạn tìm đọc lại hướng dẫn sử dụng đi kèm với máy.
2. Tại sao phải vệ sinh bộ lọc cặn máy giặt?
Do máy giặt thường xuyên phải xử lí lượng lớn quần áo bẩn, nên không tránh khỏi bộ lọc cặn bị bám bẩn. Khi sử dụng một thời gian dài, bạn cảm nhận máy giặt rung lắc mạnh, quần áo vẫn còn ướt, nước bị rò rỉ… hãy thử kiểm tra bộ phận này, có thể thấy bên trong có nhiều xơ, tóc và các chất bẩn khác.
Đồng thời, độ ẩm cao bên trong máy giặt tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Do đó, thường xuyên vệ sinh bộ lọc cặn máy giặt sẽ giảm thiểu rủi ro về mầm bệnh lây lan, đặc biệt là các chứng bệnh về da và nâng cao chất lượng giặt tẩy. Nếu không bảo dưỡng, vệ sinh bộ lọc định kì, để lâu ngày có thể làm giảm tuổi thọ máy giặt hay dẫn đến tình trạng gây tắt nghẽn nước khiến máy giặt ngưng hoạt động và nhiều sự cố khác.
3. Cách vệ sinh bộ lọc cặn máy giặt tránh tắt nghẽn nước
B1: Xác định vị trí và tháo bộ lọc cặn ra khỏi máy
– Đầu tiên, bạn phải đảm bảo máy giặt đã được tắt cẩn thận, không còn quần áo bị sót lại bên trong lồng giặt, sau đó mới ngắt nguồn cấp điện cho máy. Khi đó, dây điện phải được quấn gọn, đặt nơi khô ráo để không gây nguy hiểm sau khi khi khởi động lại máy.
– Tiếp theo bạn tìm vị trí bộ lọc cặn của máy giặt, đối với các máy giặt cửa trước, bộ lọc cặn sẽ nằm ở góc dưới bên phải thân máy. Một số máy giặt sẽ có bộ lọc cặn dạng túi lưới nằm trực tiếp bên trong lồng giặt.
– Trước khi mở nắp của bộ lọc cặn ra, bạn cần lót 1 tấm giẻ lau bên dưới để tránh nước bẩn còn sót lại bị chảy ra ngoài. Một số loại máy giặt có sử dụng nắp đậy an toàn cho trẻ em, khi đó, bạn cần sử dụng một vật cứng và nhỏ, chẳng hạn như tua vít để cạy nắp đậy ra. Tháo bộ lọc ra khỏi máy cẩn thận, nếu quá cứng, bạn có thể xoay nhẹ để lấy nó ra.
B2: Vệ sinh bộ lọc
– Dùng khăn vải ẩm loại bỏ các chất cặn bã do bột giặt còn sót lại. Nếu chất cặn bã quá dày, bạn có thể dùng bàn chải nhỏ lông mềm để quét chúng ra.
– Tháo tấm lọc ra khỏi bộ lọc cặn, đổ sạch bã và ngâm trong nước nóng khoảng 10 phút, nhằm loại bỏ các sợi vải hoặc cặn bã mà khăn ẩm không thể lau sạch được.
– Kiểm tra lại ngăn chứa bộ lọc trong máy giặt. Lau sạch sẽ cặn bẩn còn sót bằng khăn ẩm sau đó mới đưa bộ lọc trở vào lại.
– Trước khi sử dụng máy giặt cho quá trình giặt giũ bình thường, bạn cần kiểm tra lại bộ lọc cặn xem đã lắp đúng cách chưa bằng cách khởi động ngắn quá trình giặt không cần quần áo. Nếu tại vị trí bộ lọc cặn bị rỉ nước, có nghĩa là bạn lắp bộ lọc chưa đúng cách hoặc bị lệch, cần tháo ra lắp lại.
Hãy vệ sinh bộ lọc cặn ít nhất 4 lần trong năm. Việc vệ sinh thường xuyên bộ lọc cặn sẽ đảm bảo cho bộ lọc luôn trong trạng thái sạch sẽ, không bị bám bởi cặn bã gây hỏng hóc.
Qua những thông tin trên hy vọng giúp bạn có thể tự vệ sinh bộ lọc cặn cho máy giặt tại nhà nhanh chóng hiệu quả. Dienlanhsapa.com chuyên cung cấp dịch vụ lắp đặt, vệ sinh, bảo trì sửa chữa máy giặt giá rẻ tại TP.HCM. Với đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp, trang thiết bị hiện đại chúng tôi luôn cố gắng mang đến cho khách hàng những dịch vụ chất lượng và uy tín nhất.