Để tìm hiểu nguyên lý hoạt động của máy lạnh bạn cần phải nắm rõ cấu tạo và chức năng hoạt động của máy máy lạnh. Bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn biết được nguyên lý hoạt động của máy lạnh và cũng từ đó chúng ta có thể tìm hiểu được nguyên nhân hư hỏng để có phương án sửa chữa máy lạnh hợp lý.
Cấu tạo của máy lạnh
Trước khi chúng ta đi vào mô tả nguyên lý hoạt động của máy lạnh, việc hiểu rõ chức năng của từng bộ phận chính là điều quan trọng để giúp chúng ta hiểu nhanh và dễ dàng hơn. Các bộ phận chính bao gồm dàn nóng và dàn lạnh.
Dàn nóng máy lạnh
Dàn nóng máy lạnh là nơi trao đổi nhiệt giữa khi bên ngoài môi trường theo kiểu ống đồng cánh nhôm.dàn nóng có cánh quạt theo kiểu hướng trục.Vì vậy mà khi dàn nóng đước lắp đặt ngoài trời thì cũng không cần phải che đậy lại, dàn nóng này có khả năng chịu đựng được cả nắng mưa. Nói vậy thôi chứ khi lắp đặt cũng không nên lắp đặt dàn nóng tiếp xúc trực tiếp của các tia bức xạ mặt trời nó sẽ làm giảm hiệu quả làm việc của dàn nóng.
– Dây điện điều khiển: Sự kết nối giữa giàn nóng máy lạnh và giàn lanh máy lạnh thì ngoài 2 ống dẫn gas còn phải sử dụng các dây điện điều khiển.
– Ống dẫn ga(ống đồng): Ống dẫn gas này có nhiệm vụ liên kết giữa dàn nóng với dàn lạnh, là trung gian để chuyển môi chất lạnh từ dàn nóng vào dàn lạnh. Tùy theo mỗi loại cấu tạo của máy lạnh mà khi lắp đặt máy lạnh người thợ sẽ sử dụng kích thước ống đồng khác nhau.
– Cấu tạo chính dàn nóng: Bao gồm máy nén(block máy lạnh) và cánh quạt. Việc sử dụng máy lạnh tiêu hao điện năng là do bộ phận dàn nóng quyết định. Nó có thể chiếm đến 95% lượng điện tiêu thụ của máy. Còn lại là sự tiêu thụ điện của dàn lạnh (chỉ có quạt và board điều khiển nên điện năng tiêu thụ không đáng kể, khoảng 5%).
– Máy nén: là thiết bị có nhiệm vụ nén Gas ở thể khí sang thể lỏng ở điều kiện áp suất cao, nhiệt độ cao.
– Motor quạt: Những motor của cánh quạt sẽ giúp sự tản nhiệt cho dàn ngưng.
– Van tiết lưu điện tử: Nhiệm vụ chính của van tiết lưu là khi môi chất lạnh đi qua nó, thì nó sẽ chuyển những dung môi này từ thể lỏng sang thể khí.
– Dây điện động lực: Dây điện động lực hay còn gọi là dây điện nguồn. Dây này thường được nối trực tiếp với giàn nóng từ nguồn điện cung cấp. Tuỳ theo máy máy lạnh có công suất như thế nào mà ở đó ta nên sử dụng nguồn điện 1 pha hay là 3 pha.
==> Cấu tạo nguyên lý làm lạnh của máy lạnh
Dàn lạnh máy lạnh
Dàn lạnh máy lạnh (dàn lạnh máy lạnh) là thiết bị được lắp đặt ở trong căn phòng hay một không gian nào đó, là nơi để trao đổi nhiệt theo kiểu ống đồng cánh nhôm.
– Dàn trao đổi nhiệt: có nhiệm vụ thải nhiệt và thải ẩm cho dàn lạnh.
– Cảm biến nhiệt: bao gồm các cảm biết đó là cảm biến nhiệt độ phòng, cảm biến độ ẩm và cảm biến độ dàn.
– Motor quạt dàn lạnh: Những motor quạt này có nhiệm vụ điều khiển cánh quạt đảo dọc hay đảo ngang và quạt lồng sóc hút không khí sau đó đẩy qua fin lọc.
– Dàn lạnh của máy lạnh có nhiều dạng khác nhau tùy vào kiểu mẫu mà người dùng lựa chọn. Với mỗi kiểu thì dàn lạnh cũng được thiết kế lắp đặt khác nhau.
– Máy lạnh đặt sàn: Máy lạnh kiểu này này có cửa thổi gió được thiết kế phía trên, cửa hút không khí đặt bên hông, phía trước. Dạng này chỉ phù hợp với những nơi có không gian cao rộng.
– Máy lạnh áp trần: Máy lạnh áp trần được thiết kế lắp đặt ở áp sát trần nhà. Dàn lạnh áp trần chỉ phù hợp cho những không gian có trần thấp và rộng.
– Máy lạnh dấu trần: Máy lạnh dấu trần có dàn lạnh được dấu hẳn bên trong trần hay la phông trần nhà. Loại dấu trần này chỉ phù hợp ở những nơi như văn phòng sang trọng, công sở hay những khu thương mai có trần giả.
– Máy lạnh treo tường: Máy lạnh treo tường là dạng phổ biến nhất. Dàn lạnh máy lạnh treo tường này được thiết kế lắp đặt trên tường. Dạng này chỉ phụ hợp với những nơi có không gian vừa và nhỏ.
– Máy lạnh cassette: Máy lạnh cassette khi lắp đặt người thợ thường sẽ khoét trần và sẽ lắp đặt áp lên bề mặt của trần nhà. Toàn bộ dàn lạnh Cassettle này sẽ nằm sâu trong trần, chỉ có duy nhất cho mặt trước của dàn lạnh là nổi ra ngoài bề mặt trần.Loại này phù hợp cho khu vực có không gian rộng như các hội trường, phòng họp, đại sảnh…
Ngoài ra, cấu tạo của máy lạnh còn có những thiết bị khác như: Cuộn cảm, đầu nối, đèn báo hiệu,cầu chì, trạm nối dây hay hệ điều khiển…
>> Xem thêm: bí quyết chọn mua máy lạnh tiết kiệm điện
Nguyên lý hoạt động của máy lạnh
Trong quá trình hoạt động của máy lạnh khối trong phòng có nhiệm vụ hoạt động liên tục, khối ngoài phòng hoạt động phụ thuộc vào nhiệt độ điều chỉnh trong phòng đủ nhiệt độ khối nóng không hoạt động, nhiệt độ chưa đạt cục nóng sẽ hoạt động. Chính vì vậy để lốc máy lạnh hoạt động tốt nhất anh chị nên duy trì nhiệt độ ở 25 tới 27 độ C để máy có thời gian nghỉ ngơi tránh phải thay lốc máy lạnh.
Khi bật máy lạnh quạt gió khối trong phòng có nhiệm vụ hoạt động liên tục để tuần hoàn luồng gió tỏa đều khắp phòng, khi nhiệt độ trong phòng cao hơn nhiệt độ cài đặt bằng điều khiển bo mạch cấp điện cho khối ngoài phòng hoạt động đồng thời block và quạt gió cùng hoạt động. Block hoạt động đẩy môi chất (ga lạnh) tuần hoàn trong đường ống từ dàn nóng qua ống mao khi qua ống mao môi chất chuyển từ dạng bay hơi sang dạng lỏng do tính năng của ga lạnh khi chênh lệch áp suất giữa hai dàn làm lạnh hết dàn tròng phòng quạt gió khối trong phòng có tác dụng tuần hoàn không khí trong phòng tránh hiện tượng đóng đá dàn lạnh. dàn nóng sẽ nóng dần lên quạt dàn nóng phải thổi tản nhiệt cho block và dàn nóng tránh hiện tượng blok nóng quá ngắt.
khi chạy chiều nóng van đảo chiều có tác dụng đổi ngược hai dàn nóng lạnh cho nhau nên anh chị thấy dàn trong phòng sẽ tỏa hơi ấm và dàn ngoài phòng tỏa hơi lạnh. Qúa trình đó sẽ diễn ra liên tục đến khi nhiệt độ trong phòng đã đạt tới ngưỡng bạn đặt ở điều khiển. Bo mạch ngắt điện khối ngoài phòng ngừng hoạt động . khi nhiệt độ trong phòng tăng lên cảm biến báo về bo mạch cấp điện cho block hoạt động tiếp tục nguyên lý hoạt động của máy lạnh máy lạnh cứ liên tục như vậy.
Lưu ý khi lắp máy lạnh
Sau khi chúng ta đã hiểu được nguyên lý hoạt động của máy máy lạnh hay máy lạnh, việc lắp đặt và sử dụng cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản để đảm bảo hiệu quả hoạt động luôn ở mức độ cao. Dưới đây là những lưu ý mà điện lạnh Sapa thường thông báo tới người dùng.
– Sử dụng máy lạnh phải luôn cố gắng thực hiện vệ sinh máy lạnh định kỳ 1 lần/năm, tốt nhất là vào đầu mùa hè. Mục đích là để đảm bảo dàn lạnh và dàn nóng luôn sạch sẽ, không bám bụi, như vậy thì khả năng trao đổi nhiệt giữa môi chất trong ống đồng và không khí bên ngoài mới hiệu quả nhất.
– Mua máy lạnh nên chọn loại công suất cao hơn so với nhu cầu, tối thiểu là cao hơn 30%. Bởi, máy lạnh luôn hoạt động ở mức 50-70% công suất tối đa sẽ đảm bảo độ lạnh tốt hơn, máy lạnh làm việc ít hơn, bền hơn, tốn ít điện hơn.
– Vị trí lắp đặt cục nóng máy lạnh phải đảm bảo thoáng mát, tản nhiệt tốt, không quẩn gió, không dưới mái tôn nóng, không lắp nhiều cục nóng gần nhau. Mục đích là đảm bảo cục nóng luôn xả nhiệt ra môi trường với hiệu quả cao nhất.
– Phòng sử dụng máy lạnh phải đảm bảo tường xung quanh cách nhiệt tốt, có thể cần phải sử dụng tấm xốp dán tường cách nhiệt, chắc chắn máy lạnh sẽ làm mát hiệu quả và tốn ít điện.
Những dịch vụ liên quan của điện lạnh Sapa tại tất cả các quận nội thành TP.HCM
Dịch vụ vệ sinh máy lạnh tại nhà
Dịch vụ lắp đặt và di rời máy lạnh
Thông tin liên hệ
Vui lòng liên hệ tư vấn và chăm sóc khách hàng ĐIỆN LẠNH SAPA:
Hotline: 08.9999.4448
Website: dienlanhsapa.com
Rất hân hạnh được phục vụ quý khách