Điều hòa, máy lạnh hoạt động hiệu quả không chỉ ở nhiệt độ nóng lạnh phù hợp mà còn phải đạt được độ ẩm thích hợp, để có thể giảm được độ ẩm của căn phòng chắc chắn bạn phải cần sử dụng chế độ Dry. Vậy thì chế độ Dry của điều hòa, máy lạnh là gì? Sử dụng như thế nào? Điện Lạnh Sapa sẽ cùng bạn tìm hiểu qua bài viết sau đây.
1. Chế độ Dry của điều hòa, máy lạnh là gì?
Chế độ Dry của máy lạnh, điều hòa là chế độ làm khô không khí có biểu tượng là hình giọt nước trên màn hình remote điều khiển.
Khi sử dụng chế độ làm khô, điều hòa sẽ vận hành trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 phút lại nghỉ cùng với luồng gió thổi ra có tốc độ nhỏ và khả năng giữ lại 60% hơi ẩm trong không khí. Mục đích của chế độ làm khô là giúp giảm độ ẩm cho cho căn phòng trở nên khô ráo.
Khi chuyển sang chế độ Dry, chúng ta có thể cảm thấy mát hơn do hơi ẩm trong phòng bị hạ xuống làm mồ hôi bay hơi nhanh hơn giúp cơ thể tỏa nhiệt nhanh theo và hiệu quả này cũng chỉ có thể cảm thấy trong những ngày trời mát, nhiệt độ không cao.
Ví dụ: Nhiệt độ phòng là 32⁰C, bấm nút chạy chế độ Dry, máy sẽ duy trì nhiệt độ phòng chêch lệch không quá 2⁰C. (30-34⁰C), vì thế chế độ Dry không có hiệu quả nếu muốn làm lạnh sâu, lạnh nhanh.
2. Chế độ Dry hình giọt nước có giúp tiết kiệm điện?
Bạn biết đấy, khi không khí có độ ẩm cao thường gây cảm giác oi bức. Có thể thấy điều này rõ ràng nhất là khi trời sắp mưa độ ẩm không khí tăng cao, khiến mồ hôi thoát ra không thể bay hơi, gây cảm giác khó chịu dù thực chất nhiệt độ không hề cao.
Máy lạnh có hai chế độ làm lạnh: Cool – làm mát và Dry – làm khô. Tùy thuộc điều kiện môi trường, các cài đặt trên điều khiển mà việc tiết kiệm năng lượng của 2 chế độ này mới được đánh giá cụ thể và chính xác. Với chế độ Cool, máy lạnh hoạt động bằng cách đẩy nhiệt lượng từ trong phòng ra bên ngoài và quá trình này yêu cầu công suất điện rất cao.
Khi sử dụng chế độ Dry, máy lạnh sẽ giữ lại hơi ẩm trong không khí, trả lại căn phòng không khí khô ráo, khiến chúng ta có cảm giác thoải mái hơn dù đặt nhiệt độ cao hơn khi đang sử dụng chế độ Cool. Ngoài ra, công suất tiêu thụ điện năng cũng thấp hơn so với Cool nhiều lần nên chế độ Dry sẽ giúp bạn tiết kiệm điện năng hơn.
Có một điểm đáng lưu ý là khi sử dụng Dry, lượng hơi nước không mất đi mà vẫn nằm trong bộ phận khử nước. Lượng nước này sẽ được trả lại không khí, và chu trình làm mát lại quay vòng, do đó độ ẩm liên tục được duy trì ở mức 60%.
Tính năng làm khô giúp hạ thấp nhiệt độ trong phòng bằng cách làm giảm độ ẩm trong không khí và nó chủ yếu được áp dụng ở những nơi có khí hậu nhiệt đới, độ ẩm trong không khí cao gây khó chịu. Cách làm này giúp giảm nhiệt độ trong phòng nhưng không lại không cần làm nóng phía bên ngoài để đảm bảo luồng không khí mát hơn.
Do chế độ này tiêu hao ít năng lượng hơn nên máy nén cũng vận hành ở tốc độ chậm hơn, từ đó lại càng làm giảm việc tiêu thụ năng lượng. Giảm tiêu hao năng lượng cũng đồng nghĩa với việc ít tốn điện hơn, và kết quả là ít tốn tiền điện hơn. Như vậy, bạn đã có thể tiết kiệm được thêm một khoản tiền cho gia đình mình.
3. Có nên sử dụng chế độ Dry của điều hòa, máy lạnh?
Khi bật chế độ làm khô- Dry, máy nén chỉ hoạt động để ngưng tụ hơi ẩm nên điều hòa ít gây ồn hơn và ít tốn điện hơn so với chế độ Cool. Tuy nhiên, với những ngày trời quá nóng hoặc độ ẩm thấp, chế độ Dry không đem lại hiệu quả làm mát đáng kể. Việc lạm dụng chế độ này trong những ngày nắng nóng khô thậm chí còn gây hại sức khỏe con người như các bệnh về hô hấp, khô da, nứt nẻ chân tay…
Người dùng nên có đồng hồ theo dõi độ ẩm trong phòng để chắc chắn có nên sử dụng chế độ Dry hay không. Nếu độ ẩm cao trên 70%, chế độ này mới nên được sử dụng, trong trường hợp dưới 60%, điều hòa nên được bật ở chế độ làm mát thông thường (Cool) kết hợp sử dụng máy tạo ẩm hoặc để một chậu nước nhỏ trong phòng.
Vì trên thực tế, bản chất của chế độ làm khô không phải là làm mát mà nó là quá trình khử ẩm trong không khí chứ ko có tác dụng điều hòa nhiệt độ. Do độ ẩm bị giảm xuống khiến mồ hôi trên da bay hơi nhanh hơn và dễ làm ta có cảm giác mát hơn. Chính vì vậy, chỉ nên sử dụng chế độ này vào những ngày trời mát có độ ẩm không khí cao như những ngày trời mưa.
Tại Việt Nam, người dùng có thể sử dụng chế độ Dry trong mùa nồm ở miền Bắc (tháng 2, 3 hàng năm) hoặc mùa mưa ở cả hai miền. Vào đầu mùa đông ở miền Bắc, tiết trời một số ngày oi, ẩm cũng có thể sử dụng chế độ này để giúp không khí dễ chịu hơn.
Qua những chia sẻ trên, hy vọng mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về việc sử dụng chế độ Dry. Dienlanhsapa.com chuyên lắp đặt, vệ sinh, sửa chữa máy lạnh, điều hòa uy tín tại khu vực Tp.HCM. Hãy liên hệ ngay cho cho chúng tôi khi máy lạnh của bạn gặp bất cứ vấn đề nào trong quá trình hoạt động để được hỗ trợ bởi dịch vụ tốt nhất.