5 Nguyên Nhân và Tác Hại Máy Lạnh Bị Đóng Tuyết – Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Máy lạnh bị đóng tuyết là một trong những trường hợp hư hỏng của máy lạnh vẫn thường xuyên xảy ra khi sử dụng ở bất kỳ dòng máy lạnh hiện có trên thị trường. Vậy, cách khắc phục máy lạnh bị đóng tuyết như thế nào? Và nguyên nhân do đâu dẫn đến tình trạng trên? Hãy cùng Điện lạnh Sapa tìm hiểu và có biện pháp khắc phục nhé!

Nguyên nhân dàn lạnh của máy lạnh bị đóng tuyết

nguyên nhân máy lạnh bị đóng tuyết

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc đóng tuyết ở dàn lạnh của máy lạnh như:

– Thiếu hụt gas: Việc thiếu hụt gas sẽ khiến cho dàn lạnh hoạt động yếu đi hoặc ngưng chạy hoàn toàn, làm cho luồng khí lạnh chỉ tập trung tại một chỗ, không được xả ra, tạo nên hiện tượng phủ tuyết.

– Nghẹt đường ống dẫn gas: Do van ống dẫn gas bên ngoài cục nóng có kích thước bé, lại dễ bị bám tuyết nên gây ra hiện tượng nghẹt đường ống dẫn.

– Máy lạnh không được bảo dưỡng định kỳ: Máy lạnh của gia đình bạn đã được sử dụng trong khoảng thời gian 3-6 tháng nhưng không được làm vệ sinh hoặc bảo dưỡng định kỳ, khiến cho bụi bẩn bám vào cục lạnh nhiều, làm cho máy bị đóng tuyết.

– Cánh quạt tản nhiệt bị hư hỏng: Cánh quạt tản nhiệt có thể bị bóp méo nhiều trong lúc di dời hoặc bảo dưỡng, điều này sẽ gây ra hiện tượng tản nhiệt không đều, làm cho dàn lạnh bị đóng tuyết.

– Nhiệt độ môi trường bên ngoài quá thấp: Khi nhiệt độ ngoài trời thấp quá mức nhưng bạn vẫn mở máy lạnh ở chế độ làm lạnh thấp sẽ khiến cho băng tuyết có cơ hội được hình thành trên máy lạnh.

>> Tìm hiểu thêm: nguyên nhân máy lạnh bị chảy nước

Cách khắc phục dàn lạnh máy lạnh bị đóng tuyết

cách khắc phục

 

Trên đây là những nguyên nhân khiến cho dàn lạnh của máy lạnh bị đóng tuyết, sau đây là những cách khắc phục cho từng nguyên nhân đó.

– Máy lạnh bị đóng tuyết do thiếu hụt gas: Liên hệ với bên bảo trì máy lạnh để được nạp thêm gas. Bạn nên lưu ý kiểm tra trước đường ống dẫn gas có bị rò rỉ không nhé.

– Máy lạnh bị đóng tuyết do nghẹt đường ống dẫn gas: Bạn nên vệ sinh dàn nóng thường xuyên để sớm phát hiện ra hiện tượng tắc nghẽn ở ống dẫn gas và liên hệ thợ sữa chữa kịp thời.

– Máy lạnh không được bảo dưỡng định kỳ: Trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng, bạn nên có 1 đợt kiểm tra và vệ sinh máy lạnh định kỳ.

– Cánh quạt tản nhiệt bị hư hỏng: Bạn có thể tự sửa chữa bằng các dùng kìm kéo thẳng cánh quạt lại hoặc gọi cho trung tâm bảo trì thay mới hoàn toàn nên cánh quạt bị hư hỏng quá nặng.

– Nhiệt độ môi trường bên ngoài quá thấp: Trong trường hợp này bạn nên để máy lạnh hoạt động ở mức nhiệt độ cao nhất hoặc tốt hơn là ngưng sử dụng một thời gian để băng tuyết có thể tan hết.

– Cuối cùng, điều quan trọng nhất để tránh tình trạng máy lạnh bị đóng tuyết cũng như những hư hỏng khác đó là tiến hành vệ sinh máy lạnh định kỳ 3 – 4 tháng để bảo vệ máy lạnh khỏi những hư hỏng không đáng có.

Tác hại của việc máy lạnh bị đóng tuyết

tác hại máy lạnh bị đóng tuyết

– Máy lạnh chảy nước xuống sàn: khi tuyết ở dàn lạnh tan chảy ra sẽ khiến cho nước chảy từ trên cao xuống sẽ rất nguy hiểm nếu bên dưới có các thiết bị điện tử, bởi dễ gây hư hỏng và cháy nổ. Không những vậy, nước chảy xuống còn khiến cho các đồ nội thất, tường, sàn nhà ,…bị ẩm mốc

– Máy lạnh bị đóng tuyết khiến cho máy lạnh bị yếu, thậm chí là không lạnh: lớp tuyết phủ kín lưới lọc dàn lạnh sẽ khiến cho luồng lạnh không thể thổi ra ngoài nên hiệu năng hoạt động của máy lạnh bị giảm, không thể làm lạnh như kỳ vọng.

– Gas bị xì gây ảnh hưởng sức khỏe

– Gas máy lạnh bị xì trong phòng kín có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Đặt biệt là những gia đình có trẻ nhỏ và người cao tuổi

– Khi máy lạnh có dấu hiệu xì ( bám tuyết ) quý khách nên có kế hoạch sửa chữa kịp thời để bảo vệ sức khỏe cho các thành viên trong gia đình

– Hư hỏng các linh kiện khác

– Lớp tuyết (nước) có thể gây chạm board mạch trên dàn lạnh

– Làm oxi hóa các mạch điện tử

– Nếu kéo dài, chi phí sửa chữa sẽ cao hơn và giảm đi tuổi thọ của máy lạnh

– Chi phí tiền điện tăng cao

– Máy lạnh có chức năng tự động ngắt khi nhiệt độ trong phòng đã đủ lạnh

– Tuy nhiên, máy lạnh bị bám tuyết (xì gas) thì không thể làm lạnh cho căn phòng. Điều này khiến cho máy lạnh hoạt động liên tục, dẫn đến hao phí điện năng ngoài ý muốn

Xem thêm: cách sử dụng máy lạnh tiết kiệm điện trong mùa nóng

– Gây hư hỏng các linh kiện khác: dàn lạnh bị đóng tuyết dễ dẫn đến hư hỏng các linh kiện khác bên trong dàn lạnh bởi tuyết tan chảy có thể gây chập mạch, hư hỏng các bo mạch,…

– Ngoài ra khi bị tuyết bám trên dàn lạnh, hiệu năng làm lạnh của máy sẽ giảm, máy phải hoạt động nhiều hơn, vậy mà lượng điện năng tiêu thụ sẽ tăng lên

Lời khuyên của điện lạnh Sapa cho máy lạnh nhà bạn

vệ sinh máy lạnh

– Khi máy lạnh có dấu hiệu bám tuyết trên dàn lạnh, ống đồng hoặc đầu tán dàn nóng thì quý khách nên liên hệ ngay kỹ thuật viên công ty Điện Lạnh Số Đỏ qua kiễm tra máy lạnh để đưa ra giải pháp sửa chữa kịp thời

– Gas máy lạnh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, do đó khi máy bị xì gas cần phải xử lý kịp thời

– Tuyết bám trên dàn lạnh có thể gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của các linh kiện khác và là nguyên nhân làm hóa đơn tiền điện tăng đột biến

– Có kế hoạch vệ sinh máy lạnh định kỳ để kịp thời phát hiện ra những hư hỏng trên máy lạnh

– Phát hiện sớm tình trạng xì gas trên máy lạnh sẽ giúp quý khách tiết kiệm được nhiều chi phí sửa chữa và nạp lại ga.

>>Những dịch vụ liên quan của điện lạnh Sapa tại tất cả các quận nội thành TP.HCM

Dịch vụ vệ sinh máy lạnh tại nhà

Dịch vụ sửa máy lạnh tại nhà 

Dịch vụ lắp đặt và di rời máy lạnh 

Thông tin liên hệ sửa máy lạnh

Vui lòng liên hệ tư vấn và chăm sóc khách hàng ĐIỆN LẠNH SAPA:

Hotline: 08.9999.4448

Website: dienlanhsapa.com

Rất hân hạnh được phục vụ quý khách

Chưa có đánh giá
phone 08 9999 4448 phone LIÊN HỆ TƯ VẤN